Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Nội Lực Dân Tộc
Việc Trung quốc dùng võ lực để tấn công Việt Nam là điều khó tránh được trong tương lai. Gần đây nhất không ảnh đã chụp được hình ảnh chuyển quân ban đêm về hướng Nam, tức gần biên giới Việt-Trung, vùng Cao – Bắc - Lạng rất nhiều. Việc chuyển quân bao gồm cả chiến xa và pháo binh trên vùng biên giới và tàu chiến trên vùng biển, tập trung vào Lữỡi Bò.

--------------------------------------------------------------------------- Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

 



Theo giới quân sự và chính trị Hoa Kỳ họ đánh giá rằng Trung Quốc đang áp lực lãnh đạo V.N., cũng như dằn mặt Việt Nam và hù non Hoa Kỳ bằng hành động quân sự ở vùng biên giới Việt Trung và Lưỡi Bò, vì những liên  minh quân sự gần đây, qua việc Trung Quốc đang thực hiện 3 yếu tố để đánh chúng ta:



 


 





 



 



1, Chủ động




 



2, Bất ngờ




 



3, Cơ động





 



Về policy (chính sách) hiện nay chúng ta nhận thấy Việt Nam đã đi đúng con đường nhu cầu đất nước đòi hỏi. Bởi, chỉ có Hoa Kỳ mới có thể giúp ta phát huy được nội lực dân tộc. Dĩ nhiên, nội lực dân tộc là do sự quyết tâm và đoàn kết của mọi ngườøi. Nhưng nội lực dân tộc phải được hiện đại hóa vũ khí thì nội lực ấy mới phát huy và dân tộc mới tồn vong được.



 


 



Thêm nữa, theo di cảo của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, người thầy (master mind) của trận mạc cho rằng: “lòng yêu nước chưa đủ yếu tố để thắng trận”.  Do đó, đối trọng Hoa Kỳ là phương cách duy nhất, còn là điều kiện “ắc có và đủ” để phát triển đất nước cũng như phát huy nội lực để chúng ta có thể phòng vệ đất nước và chống lại mọi cuộc xâm lăng bằng võ lực của bọn bành trướng Bắc Kinh.



 



Trong tinh thần ấy, chúng ta hãy chiêm nghiệm Nhật Bản và Đài Loan để rút tỉa:



 


 



a, Nhật bản: sau 2 quả bom nguyên tử của Mỹ tại Nagasaki và Hiroshima buộc Nhật Hoàng phải ra lệnh đầu hàng quân đội Đồng Minh. Văn kiện đầu hàng Nhật Bản đã ký kết cùng với Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 9/1945. Bắt đầu từ ngày ấy Hoa Kỳ viện trợ Nhật Bản y tế, giáo dục, xã hội, kỹ nghệ và các đề án tái thiết thành phố. Kể cả về phương diện quân sự Nhật Bản được sự bảo trợ cũng như che chở của Hoa Kỳ trong bất kỳ trường hợp nào, kể cả trường hợp Nhật bị đe doạ trên lãnh vực quân sư (ám chỉ Trung quốc). Gánh nặng kiến quốc của Nhật đã được Hoa Kỳ kề vai gánh vác.  Và Nhật, lợi dụng thiên thời nên  họ đã nỗ lực canh tân, cải cách, sáng tạo và phát triển qua nguyên tắc đòn bẩy từ sức mạnh quân sư và kinh tế của Hoa Kỳ.



 


 



Nhờ thế, đến nay mặc dầu Nhật bản không (muốn) có vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên, với kỹ nghệ tối tân và nền văn minh cơ giới Nhật Bản thừa khả năng để tự vệ đất nước của họ. 



 



 


 



b, Đài Loan: Dưới cán dù của Hoa Kỳ, Đài Loan đã tỏ ra con mãnh hổ trong vườn bách thú.  Mãnh hổ Đài Loan cho dù bị hạn chế bởi không gian nhưng sự phát triển kinh tế của họ giống như cơn thủy triều thổi mạnh vào lòng Bắc Kinh. Song song với yếu tố kinh tế, Hoa Kỳ đã tiếp sức Đài Loan bằng những loại vũ khí hiện đại cùng các loại hỏa tiễn tầm xa, tầm ngắn, chiến hạm và tiềm thủy đỉnh để có thể chống lại những cuộc tấn công biển người từ phía Trung Quốc.



 


 



Về ngoại giao, Hoa Kỳ đã trao cho Đài Loan chìa khóa thế giới, nhất là các quốc gia Tây Phương hổ trợ chính phủ Đài Loan dưới hình thức gián tiếp de factor, công nhận chính quyền nầy hợp pháp và hợp hiến. Chẳng những thế, Hoa Kỳ lại còn vận động các quốc gia trong khối NATO nhập cảng hàng hóa Đài Loan. Chính vì thế, Đài Loan ngày nay ngân sách thặng dư hằng năm trung bình lên đến 12 tỷ dollar. Với số tiền khổng lồ nầy, Đài Loan đã giúp cho Bắc Kinh các chương trình nhân đạo như xã hội, y tế và giáo dục, điều ấy buộc Bắc Kinh phải xét lại việc xử dụng võ lực đối với Đài Loan. Hơn nữa, hiện nay hầu hết các nhà máy sản xuất do người Đài Loan làm chủ tại Quảng Châu và Quảng Đông lên đến 67%. Chính vì lý do ấy cho nên ước vọng thống nhất Đài Loan của Bắc Kinh là điều khó có thể thực hiện được.



 


 



Đi từ những kinh nghiệm trên, chúng ta nhận thấy chính sách đối ngọai của Việt Nam hiện nay là hợp với xu thế thời đại để phát triển đất nước. Tuy nhiên và dĩ nhiên, kẻ chống đối một Việt Nam  hợp tác với Hoa Kỳ là Trung Quốc. Chính vì thế, động thái chuyển quân về hướng Nam (Trung Quốc) trong 2 ngày qua là hành động toan tính xử dụng vỏ lực để áp lực Việt Nam, buộc VN phải tách rời Hoa Kỳ cũng như cô lập chính sách đối ngoại của chúng ta, để họ có thể khuynh loát một cách dễ dàng. Hay đúng hơn, họ tiếp tục theo đuổi tham vọng phục hồi tinh thần Đại Hán và thỏa mãn lòng tự ái vì dân tộc của họ bị các nước Tây Phương đè nén như Anh vào thế kỷû 19 và Mỹ ở thế kỷ 20.  Do đó, một cuộc đối đầu hay đụng độ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ khó tránh khỏi ở tương lai.



 


 


 



Đứng trước những manh nha của Bắc Kinh, kẻ viết bài nầy cho rằng muốn chống lại bọn bành trướng Bắc Kinh, chúng ta cần theo đuổi những gợi ý sau đây nhằm vô hiệu hóa cuộc chiến do Trung Quốc chủ động.



 



1,  Vận động và liên hiệp với khối ASEAN lên tiếng và phản đối một cách tích cực về mọi hành vi xâm lăng của Trung Quốc.



 


 



2, Về mặt ngoại giao, Việt Nam cũng nên chứng tỏ cho Hoa Kỳ biết rằng: Việt Nam ngày nay và ngày mai sẽ là đồng minh tin cậy của Hoa Kỳ và còn là những người cùng chiến tuyến với họ. Ngoài ra lãnh đạo Việt Nam nên cởi mở, thẳng thắn, xác định lập trường của mình, gát lại quá khứ để lấy lại lòng tin, vượt qua những yếu tố tâm lý nghi ngờ của lãnh đạo Hoa Kỳ. Ngược lại, lãnh đạo Hoa Kỳ cũng “phải” thành thực chứng tỏ thiện chí và gây lại niềm tin ở những người lãnh đạo Việt Nam.



 


 



3, Hải cảng Cam Ranh sẽ là tiền đồn chống Trung Quốc, nếu Hà Nội dành dễ dàng để Hoa Kỳ có thể thuê mướn. Hoặc chúng ta biến Cam Ranh trở thành một thương cảng lớn để giao thương hoặc nơi bảo trì tàu bè cho mọi quốc gia trên thế giới khi họ cần đến. Làm được điều ấy, nghĩa là chúng ta đã quốc tế hoá quyền lợi của mọi quốc gia trên biển Đông. Điều nầy sẽ khiến Trung Quốc không thể và không có quyền tranh dành cưỡng chiếm địa vị độc tôn của họ.



 


 



4, Rồi đây Trung Quốc sẽ tìm mọi cách, mọi phương tiện để làm Hoa Kỳ thối chí về vấn đề biển Đông. Do đó, Việt Nam cần có một chính sách Loby rõ ràng để vận động cùng chính giới Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam (Giống như Đài Loan, Nam Hàn, Do Thái v.v.. hiện nay). Nên nhớ rằng Loby tại Mỹ là một hành động hợp pháp và rất hiệu qủa. 



 



 



5, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ là diễn đàn chính thức để chúng ta lên tiếng mọi ý đồ của Trung Quốc. Do đó, vị Đại sứ tại LHQ phải là người tầm cở có khả năng thuyết phục.  Nếu là đồng minh của Mỹ họ sẽ là người giúp ta để vận động các quốc gia khối Âu châu hổ trợ Việt Nam.



 


 



6, Về quân sự: Đối với vùng Cao-Bắc- Lạng, các nhà quân sự phải có hỏa tập tiên liệu và khả năng bắn phá moving target dùng để tiêu diệt chiến xa khi họ di chuyển. Dụng cụ nầy ngọai trừ Hoa Kỳ còn có Do Thái hiện nay đang xử dụng.



 


 



7, Vận động Việt kiều trên thế giới, nhất là tại Mỹ tổ chức những cuộc biểu tình ở khắp mọi nơi, trên toàn thế giới. Mỗi một Việt kiều là một đại sứ vận động từng cá nhân của những vị dân cử, đại biểu, những người mình đã ủng hộ, bỏ phiếu. Ngoài ra, báo chí phải có những bài viết kêu gọi tinh thần yêu nước và đoàn kết của mọi người.



 


 



Tựu chung, nội lực dân tộc sẽ được phát huy hiệu quả nếu chúng ta trang bị đầy đủ. Tinh thần Thánh Gióng có đươc và giặc Ân bỏ chạy một phần nhờ ở vũ khí “bụi tre”, và cánh tay dũng mãnh của danh tướng Lý Thường Kiệt không thể phát huy nếu phương tiện “con tuấn mã” yếu già. Do đó, nội lực dân tộc muốn được phát huy, chúng ta phải có tầm nhìn viễn kiến, ý chí quyết tâm và vũ khí hiện đại cũng như mặt trận ngọai giao hợp thời và hữu hiệu.



 


 


Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Đông Nam Á trước tầm nhìn chiến lược trong chủ thuyết Robert Gates (14-11-2010)
    Sự hỗn xược không thể tha thứ (12-11-2010)
    “Từ độ mang gươm đi mở cửa . . . (12-10-2010)
    Quốc tế hóa các tranh chấp ở biển Đông (27-09-2010)
    Nội Lực Dân Tộc (11-09-2010)
    Vượt qua những chia rẽ vì màu cờ sắc áo (01-09-2010)
    Việt Nam cởi mở về tôn giáo (01-09-2010)
    Viện trợ và hợp tác kinh tế: Chiến lược của Trung Quốc đối với lưu vực sông Mê Kông (01-09-2010)
    Vây Ngụy cứu Triệu hoặc đánh Georgia cứu Iran (01-09-2010)
    Vận hành tư tưởng (01-09-2010)
    Văn Hóa Là Sản Phẩm Của Con Người (01-09-2010)
    TUẦN LỄ “HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG-TÂY” TẠI VIỆT NAM (01-09-2010)
    Trước cơn thịnh nộ (01-09-2010)
    Trung Quốc Trong Trận Đồ Bát Quái Của Mỹ (01-09-2010)
    Trung Đông Trước Những Thách Đố Mới Với Tân Nội Các (01-09-2010)
    Trung- Á trước ảnh hưởng và tranh chấp (01-09-2010)
    Trọng điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Á châu (01-09-2010)
    Thế giới vô cực (01-09-2010)
    Thân phận cây chùm gởi (01-09-2010)
    Thách Thức và Hành Động (01-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152768132.